Tôn giáo Hungary

Một giáo đường Do Thái ở Sopron, Hungary

Tôn giáo Hungary (2011)[1]

  Công giáo Roma (37.1%)
  Chính thống giáo Hy Lạp (1.8%)
  Thần học Calvin (11.6%)
  Giáo học Luther (2.2%)
  Khác (1.9%)
  Không tôn giáo (16.7%)
  Thuyết vật linh (1.5%)
  Không xác định (27.2%)
Bài chi tiết: Tôn giáo ở Hungary

Tính đến năm 2011,[16] có 39% người Hungary là người Công giáo, 11,6% là Thần học Calvin, 2.2 là Giáo hội Luther, khoảng 2% theo các tôn giáo khác, 16,7% là không theo tôn giáo trong đó 1,5% là người vô thần. Trong cuộc thăm dò ý kiến ​​Eurobarometer năm 2005, 44% người Hungary đã trả lời họ tin rằng có một Thiên Chúa, 31% trả lời họ tin rằng có một số thế lực siêu nhiên, và 19% không tin rằng có một Thiên Chúa.[17]

Đa số người Hungary đã trở thành Kitô hữu trong thế kỷ XI. Vua đầu tiên của Hungary là István I, trở thành vị vua phương Tây đầu tiên theo Công giáo, mặc dù mẹ của ông là Sarolt, được rửa tội theo nghi lễ Chính Thống giáo Đông phương. Dân số Hungary vẫn chủ yếu là Công giáo cho đến thế kỷ XVI, khi cuộc Cải cách Kháng Cách diễn ra do Luther đề xướng đầu tiên và ngay sau đó là John Calvin, đã đưa Kháng Cách trở thành phái Kitô giáo lớn trong dân số.

Trong nửa sau của thế kỷ XVI, các giáo sĩ dòng Tên đã dẫn đầu một chiến dịch khôi phục lại Công giáo trong toàn cõi Hungary. Các tu sĩ Dòng Tên đã thành lập các cơ sở giáo dục, bao gồm cả Đại học Công giáo Pázmány Péter, là một trong các trường đại học lâu đời nhất vẫn còn tồn tại ở Hungary. Vào thế kỷ XVII, Hungary một lần nữa trở thành quốc gia Công giáo.

Phần phía đông của đất nước, đặc biệt là xung quanh thành phố Debrecen, vẫn còn có các cộng đồng Tin Lành đáng kể. Giáo hội Cải cách ở Hungary là nhà thờ lớn thứ hai ở Hungary với 1.622.000 tín hữu, và 600.000 tín hữu tích cực. Giáo hội có 1.249 hội chi nhánh và 27 Mục sư và 1.550 Truyền đạo. Giáo hội Cải cách hỗ trợ 129 cơ sở giáo dục và có 4 chủng viện thần học tại Debrecen, Sárospatak, và Budapest.[18]

Chính Thống giáo ở Hungary đã trở thành tôn giáo chủ yếu của một số dân tộc thiểu số trong cả nước,[19] đặc biệt là cộng đồng người Romania, người Nga, người Ukraina, và người Serb.

Hungary đã từng là quê hương của một cộng đồng Giáo hội Công giáo Armenia khá lớn. Họ thực hành theo nghi thức Armenia, nhưng họ đã hiệp thông với Giáo hội Công giáo Rôma dưới quyền tối thượng của giáo hoàng.

Trong lịch sử, Hungary cũng từng có một cộng đồng Do Thái giáo lớn, đặc biệt là khi nhiều người Do Thái, bị khủng bố ở Nga, đã tìm thấy nơi trú ẩn trong Vương quốc Hungary vào thế kỷ XIX. Điều tra dân số của tháng 1 năm 1941 cho thấy 6,2% dân số, tức là 846.000 người, được coi là người Do Thái theo pháp luật phân biệt chủng tộc của thời điểm đó. Trong số này, 725.000 được coi là tín đồ Do Thái giáo.[20] Một số người Do Thái Hungary đã có thể thoát khỏi Holocaust trong Thế chiến II, nhưng hầu hết (có lẽ 550.000 người), hoặc bị đưa đên các trại tập trung, từ đó phần lớn họ đã không trở lại, hoặc bị giết bởi phát xít Đức. Người Do Thái còn lại ở Hungary hiện nay sống ở trung tâm Budapest, đặc biệt là trong khu vực VI. Các giáo đường Do Thái lớn nhất châu Âu nằm ở Budapest.[21]

Trong những thập kỷ gần đây Phật giáo đã lan rộng đến Hungary, chủ yếu là Phật giáo Kim cương thừa thông qua các hoạt động truyền giáo của các tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng. Vì ở Hungary, tôn giáo được khuyến khích nên các tổ chức Phật giáo khác nhau đã hình thành, trong đó có Giáo hội Phật giáo Hungary (Magyarországi Buddhista Egyházközösség), và những tổ chức khác, chủ yếu vẫn là Phật giáo hệ phái Kim cương thừa.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hungary http://www.123embassy.com/city.php?c=Budapest http://appsso.eurostat.ec.europa.eu/nui/show.do?da... http://duihk.hu/fileadmin/user_upload/Dokumente/Wi... http://www.mfa.gov.hu/kum2005/Templates/alapsablon... http://www.kozlonyok.hu/nkonline/MKPDF/hiteles/MK1... http://www.ksh.hu/docs/hun/xftp/idoszaki/nepsz2011... //dx.doi.org/10.1017%2FS0020818300035414 http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2017/01/we... http://www.issafrica.org/Pubs/Monographs/No13/Solo... //www.jstor.org/stable/2706854